Chuyên thi công cọc nhồi bê tông uy tín chất lượng

Chuyên thi công cọc nhồi bê tông uy tín chất lượng. Liên hệ: Liên hệ: Email: kientruc@khaidat.com.vn - Hotline: 0903 037 799 - 0903 657 406 Mr.Khai

Chuyên thi công cọc nhồi bê tông uy tín chất lượng

Chuyên thi công cọc nhồi bê tông uy tín chất lượng. Liên hệ: Liên hệ: Email: kientruc@khaidat.com.vn - Hotline: 0903 037 799 - 0903 657 406 Mr.Khai

Một số vấn đề trong khoan cọc nhồi đường kính lớn

Thị trường gia công nền móng bằng khoan cọc nhồi còn non trẻ nhưng đang từng bước khẳng định mình.

Quy trình kỹ thuật thi công cọc nhồi

Quy trình kỹ thuật thi công khoan cộc nhồi 5.1. Lồng cốt thép phải gia công đảm bảo yêu cầu của thiết kế về : qui cách, chủng loại cốt thép, phẩm cấp que hàn, qui cách mối hàn, độ dài đường hàn v.v..

Chào mừng các bạn đến với công ty Khai Đạt

Khai Đạt là một trong những công ty hàng đầu về thi công nền móng tại việt nam,bằng những máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến như :khoan cọc nhồi,khoan cọc đất,ép cừ,đóng cừ,đóng cọc cát. KĐ cam đoan sẽ mang lại cho các bạn một nền móng vững chắc để vươn tới tương lai
Liên hệ: Email: kientruc@khaidat.com.vn -
Hotline: 0903 037 799 - 0903 657 406 Mr.Khai

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Quy Trình Giám Sát Thi Công Cọc Cát

I. CĂN CỨ LẬP QUI TRÌNH :
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003
- Quy chế quản quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
- Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Hồ sơ mời thầu gói thầu: San nền, cọc thí nghiệm, đường giao thông, kênh thoát nước.
- Biện pháp thi công đã được phê duyệt
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình.
- Các văn bản thoả thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước.
II. GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI HIỆN TRƯỜNG
Thi Công Cọc Cát

1. Giai đoạn chuẩn bị thi công
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình. Kiểm tra và xác nhận mặt bằng và công tác chuẩn bị thi công như thiết bị, hệ thống mốc định vị, trục sân và tim, cốt.
- Lập hệ thống quản lý giám sát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho phù hợp với yêu cầu của dự án: Hồ sơ pháp lý, Nhật ký giám sát thi công xây dựng công trình; Sổ tay chất lượng; Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ; Quy trình kiểm soát các sai hỏng và khắc phục, phòng ngừa sai hỏng; Quy trình kiểm tra chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị; Phòng thí nghiệm hợp chuẩn; Quy trình nghiệm thu bàn giao, các biểu mẫu, lập các file tài liệu, hồ sơ nhân sự, phân công nhiệm vụ…
- Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng.
- Kiểm tra về nghiệm thu và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, đối chiếu với hồ sơ dự thầu, với hiện trường, những sai khác so với đồ án thiết kế và đề xuất của chủ đầu tư, kiến nghị phương án xử lý.
- Thống nhất với PMC, Nhà thầu chia giai đoạn qui ước nghiệm thu giai đoạn hoàn thành cho từng công việc (có biên bản thống nhất giữa các bên ).
- Lập danh mục các qui chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong thi công.
2. Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp
Giám sát công tác thi công theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao đông và vệ sinh môi trường đã được phê duyệt. Giám sát công tác thi công gia cố nền bằng cọc cát theo đúng biện pháp tổ chức thi công đã được duyệt, quy định của thiết kế, qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường đã được phê duyệt.
2. 1. Giám sát, kiểm tra năng lực của nhà thầu:
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu nêu trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, qui trình tự kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp xây dựng.
- Kiểm tra sự phù hợp về thiết bị thi công và nhân lực của doanh nghiệp xây dựng được chọn: máy rung cọc cát, máy kinh vĩ, các thiết bị thí nghiệm trong phòng và hiện trường để kiểm soát chất lượng… ( Yêu cầu về thiết bị khi vận hành trên công trường: Phải đúng chủng loại và công suất, giấy phép sử dụng, chứng chỉ kiểm định thiết bị, chứng chỉ về an toàn thiết bị, chứng chỉ tay nghề người điều khiển,…).
- Số lượng cán bộ kỹ thuật và năng lực hành nghề cá nhân ( Phải đáp ứng theo Điều 8 *“Điều kiện năng lực nhà thầu khảo sát xây dựng “ – Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/7/2003 về Quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của Bộ trưởng Bộ xây dựng).
2.2. Giám sát, kiểm tra công tác thi công:
- Kiểm tra chất lượng cát : tài liệu chứng thực nguồn gốc và chất lượng.
- Kiểm tra biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường cho công trình và khu vực ( do doanh nghiệp xây dựng lập).
- Kiểm tra vị trí, toạ độ, cao độ các cọc cát.
- Kiểm tra trình tự thi công cọc cát : sai số về vị trí, về độ thẳng đứng, cao độ mũi cọc, cao độ đỉnh cọc, tốc độ rung xuống, tốc độ rút lên, lượng cát và nước đổ vào trong ống tất cả các thông số này được ghi nhận vào nhật ký thi công cọc cát ( mỗi cọc có một hồ sơ nhật ký thi công). Trong quá trình thi công, cần thẩm tra các chỉ tiêu theo chỉ dẫn của thiết kế như sau:
- Vật liệu*Báo cáo về kết quả thí nghiệm gồm phân tích kích cỡ hạt và phụ gia hữu cơ, tiến hành thí nghiệm mỗi đợt là 100m3 cát sử dụng.
- Sai số vị trí (nhỏ hơn 10cm)
- Sai số độ dốc (nhỏ hơn50 tính từ quả dọi)
- Độ sâu
- Khối lượng cát sử dụng (tối thiểu 95%)
- Tốc độ kéo của ống sau khi lấp cát vào nhỏ hơn 0,20 m/s
Để tránh thất thoát vật liệu trong quá trình rút ống, áp lực của khí nén trong ống đảm bảo cát không bị đẩy ra ngoài cùng với ống. Luôn rung trong suốt quá trình rút ống để nén vật liệu. Không cần thực hiện thí nghiệm nén riêng rẽ cho từng cọc đã hoàn thành. Hoàn thành công việc bằng thí nghiệm bàn tải.
Thực hiện thí nghiệm bàn tải cho mỗi lớp đường khác nhau (gồm lớp trên và dưới lớp cát nền). Thực hiện ít nhất 3 thí nghiệm cho mỗi đoạn đường dài 150m, thực hiện thêm 3 thí nghiệm nữa cho khu vực đường giao nhau. Vị trí chính xác để làm thí nghiệm sẽ do các kỹ sư giám sát chọn ngẫu nhiên.
Kiểm soát độ lún: Đề xuất của LICOGI ( kế hoạch đo độ lún) đã được duyệt và thiết kế đề nghị đo độ lún cả ở khu vực cảnh quan. Các điểm đo cách nhau khoảng 100m. Tại khu vực đường giao thông, độ lún tại các vị trí có cọc cát và không có cọc cát sẽ được kiểm tra gần các khu vực giao nhau. Các thiết bị đo đạc phải được giữ gìn cẩn thân trong quá trình thi công.
2.3. Giám sát, kiểm tra công tác tự kiểm soát chất lượng của nhà thầu :
- Giám sát, kiểm tra việc lấy và thí nghiệm mẫu vật liệu cát.
- Giám sát, kiểm tra quy trình thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của mẫu cát theo các Tiêu chuẩn hiện hành.
- Giám sát, kiểm tra các công tác kiểm tra chất lượng nền sau khi gia cố ( nén tĩnh, xuyên tĩnh, xuyên động …) phục vụ cho giai đoạn nghiệm thu theo các Tiêu chuẩn hiện hành.
2.4. Giám sát, kiểm tra hồ sơ kết quả khảo sát và thủ tục nghiệm thu:
- Giám sát, kiểm tra nội dung hồ sơ pháp lý : số lượng, chất lượng, quy cách theo các quy định hiện hành.
- Tổng hợp khối lượng, tiến độ xây dựng các công việc xây dựng, từng bộ phận, giai đoạn xây lắp để thực hiện nghiệm thu theo quy định tại Điều 18 của QĐ18/2003/QĐ-BXD.
- Đề nghị Chủ đầu tư cho tiến hành kiểm định sản phẩm xây dựng khi nghi ngờ về chất lượng.
- Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công từng công việc : Định vị mặt bằng vị trí rung cọc cát, chiều sâu gia cố cọc cát…
- Tập hợp, kiểm tra hồ sơ, tài liệu nghiệm thu trước khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn công việc và nghiệm thu hoàn thành hạng mục. Danh mục hồ sơ, tài liệu nghiệm thu được quy định theo phụ lục 20 của Quyết định 18/2003/QĐ-BXD. Thẩm tra khối lượng công việc đã hoàn thành.
- Lập báo cáo thường kỳ và định kỳ tháng về chất lượng, khối lượng và tiến độ thi công.
- Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công như chiều sâu cọc cát từng khu vực khi các chỉ tiêu yêu cầu của Tư vấn thiết kế chưa đạt.
- Các quyền khác như trong QĐ số 18/2003 và trong hợp đồng của PMC đã ký với TVGS.
- Trước khi nghiệm thu những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình, nếu phát hiện các dấu hiệu không đảm bảo chất lượng thì báo cáo PMC để đề nghị Chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng đánh giá để làm cơ sở nghiệm thu.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp xây dựng nhằm nâng cao chất lượng thi công và đẩy nhanh tiến độ thi công
- Hồ sơ hệ thống đảm bảo chất lượng :
Ngoài các hồ sơ phục vụ quá trình thi công xây lắp đã nói ở trên như các kế hoạch, quy trình biện pháp thi công...nhà thầu cần phải xây dựng hệ thống các văn bản tài liệu kiểm soát chất lượng theo các quy định hiện hành.
- Chế độ báo cáo PMC: THEO KẾ HOẠCH VÀ ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
III. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG.
- Các yêu cầu của Tư vấn thiết kế
- Quy chuẩn xây dựng Việt .
- TCVN 5637-1991 : Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản.
- TCVN 4055 : 1985 – Tổ chức thi công
- TCVN 4252 : 1988 – Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công.
- TCVN 5308 : 1991 – Quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
- TCXD 45: 78. Tiêu chuẩn thiết kế nền và móng
- TCVN 3972: 1995. Công tác trắc địa trong xây dựng cơ bản
- TCVN 4055:1985. Tổ chức thi công
- TCXD 79: 1980. Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng.
- TCVN 4447:1987. Đất xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 4087:1985. Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu chung
- TCVN 4516:1988. Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCXD 80: 1980. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh.
- TCXD 174: 1987. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng xuyên tĩnh tiêu chuẩn ( CPT )
- TCXD 226: 1999. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng xuyên động tiêu chuẩn ( SPT)
- TCXD VN 397: 2003. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Tiêu chuẩn công nhận
- TCVN 2683:1991. Đất xây dựng. Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu.
- TCVN 4195-95 đến TCVN 4202-95. Đất xây dựng. Các Phương pháp thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý các mẫu đất trong phòng thí nghiệm.

IV. CÁC BIỂU MẪU ÁP DỤNG
Nhật ký thi công cọc cát
Dự án :
Hạng mục : Đường nội bộ
Chủ đầu tư :.
Số hiệu cọc:…………………………….Vị trí:…………………………………………….
Loại máy rung:………………………....Nước và năm sản xuất:…………………………..
Vật liệu làm cọc:……………………………………………………………………………
Đường kính cọc:…………………… ….Ngày thi công:……………………………………
Số hiệu các bản vẽ thiết kế:…………………………………………………………………
TT
Nội dung
Yêu cầu
Thực tế
Ghi chú
1
Cốt cao đỉnh cọc (m)



2
Cốt cao mũi cọc (m)



3
Chiều dài cọc (m)



4
Thời gian thi công ( phút):
- Hạ xuống:
- Rút lên:



5
Lượng cát đổ vào lỗ cọc (m3)



6
Lượng nước đổ vào lỗ cọc (lít)



7
Sai số vị trí cọc (mm):
- Theo phương ngang
- Theo phương dọc



8
Sai số độ thẳng đứng ( độ)



- Báo cáo sự cố ( nếu có) : ……………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Kết luận : …………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
Đại diện các cơ quan xác nhận

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Cọc khoan nhồi – Những sự cố cần biết trong thi công cọc khoan nhồi.

Công nghệ cọc khoan nhồi đã tạo thế chủ động cho ngành xây dựng công trình giao thông của nước ta, không những trong những công trình cầu lớn mà cả cho công trình cảng biển, cảng sông, nhà cao tầng. Trong những năm qua, nước ta đã xây dựng được những công trình cầu lớn bằng công nghệ khoan cọc nhồi như cầu Việt Trì, cầu sông Gianh, cầu Hàm Rồng, cầu Quán Hàu, Cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Bình Phước, mới đây ở Đà Nẵng xây nhiều cầu cũng thiết kế bằng công nghệ móng cọc khoan nhồi như cầu Rồng, cầu Trần thị Lý, cầu Nguyễn Tri Phương v.v….Các cọc khoan nhồi có đường kính từ 1,0m đến 3,0m, chiều sâu cọc khoan nhồi có thể dài đến 120m. Cọc khoan nhồi chịu được tải trọng ngang lớn, so với các loại cọc khác thì cọc khoan nhồi thi công thuận lợi trong các vùng gần công trình đã thi công trước, trong khu đông dân cư, ít gây ảnh hưởng đến các công trinh kế bên và không gây tiếng ồn lớn.

Cọc khoan nhồi
Công trình cọc khoan nhồi thích hợp với:
-Các loại nền đất đá, kể cả vùng có casto,
-Các công trinh cầu lớn, tải trong nặng, địa chất nền móng là đất yếu hoặc có địa tầng thay đổi phức tạp,
-Móng có tải trọng lớn.
Nhưng cọc khoan nhồi cũng có nhiều nhựơc điểm:
-Giá thành trên 1m dài cọc vẫn còn cao,
-Việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi thường chỉ thực hiện được sau khi đã thi công xong cọc. Chi phí cho thiết bị kiểm tra chất lượng tương đối cao. Thí nghiệm thử tải cọc phức tạp và giá thành cao;
- Chất lượng cọc tùy thuộc vào trình độ và công nghệ đổ bê tông cọc, vì vậy trách nhiệm của Tư vấn Giám sát là rất quan trọng.
-Mức độ chiết giảm ma sát mặt bên cọc và sức kháng mũi cọc nhiều hơn so với các loại cọc khác;
-Dễ sụt thành vách lỗ khoan trong giai đoạn taọ lỗ, làm thay đổi kích thức tiết diện cọc, tăng khối lượng bê tông và tăng trọng lượng bản thân cọc một cách vô ích.

-Chi phí khảo sát địa chất công trình cho việc thiết kế móng cọc khoan nhồi cao hơn so với móng cọc khác ( tính chất cơ-lý-hóa của đất, nước, các dự báo về hiện tượng cát chảy, đất sập.v.v…)
Tùy theo điều kiện địa chất và điều kiện thi công mà sử dụng các loại thiết bị khác nhau, nhưng chủ yếu gồm các dạng chính như sau:
+Máy khoan gầu xoay: được sử dụng đối với địa chất là cát, đất sỏi sạn, cát pha cuội sỏi.
+Máy khoan theo nguyên lý tuần hoàn ngược: được dùng cho các trụ dưới sông, có nước ngập, khoan vào tầng đá gốc hay đá phong hóa.
+Máy khoan vách xoay: được dùng cho các công trình có tầng địa chất phức tạp như cát chảy hoặc các công trình xây dựng gần những công trình đã có trước.
Tuy nhiên trong nhiều dự án cầu đã sử dụng kết hợp các loại thiết bị khác nhau để phát huy thế mạnh cụa mỗi loại, ví dụ dùng máy khoan gầu xoay để khoan tầng đất trên cạn sau đó dùng máy khoan theo nguyên lý tuần hoàn ngược để khoan tiếp vào tầng đá gốc. Hiện nay có một số công trình thay vì dùng máy khoan xoay thì dùng máy khoan đập cáp, có ảnh hưởng đến chất lượng đá ở thành bên (nứt nẻ nhiều) và sức chịu tải của công trình hay không còn đang tranh cãi và nghiên cứu của các chuyên gia kỹ thuật và chưa đi đến kết luận.
Về các sự cố kỹ thuật thường gặp trong thi công cọc khoan nhồi, kinh qua viêc tham quan một số công trình có thi công cọc khoan nhồi tại Đà nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và tại địa phương tỉnh Khánh Hòa (như cầu Trần Phú, cầu Diên Đồng, các cầu của dự án ADB5 và hiên nay đang thi công cầu Phú cốc) đồng thời tham khảo qua nhiều tài liệu, sách giao khoa rút ra được những những sự cố thường gặp như sau:
-Khối lượng bê tông đổ thực tế lớn hơn rất nhiều so với khối lượng bê tông tính toán theo kích thước lỗ khoan, do sự cố sập thành vách lỗ khoan, hoặc do từ biến của lớp đất yếu dưới tác dụng đẩy của bê tông tươi.

-Không hạ hết được chiều dài lồng thép theo thiết kế, sau đó quyết định cho rút lồng thép lên để thổi rửa lại, nhưng lại không rút lên được, mặc dù trước khi hạ lồng thép đã có công đoạn thổi rửa và kiểm tra chiều sâu lỗ khoan. Nguyên nhân chủ yếu là do đất vách hố khoan bị sụp lỡ nhiều trong quá trình hạ lồng thép làm đất trồi lên đột ngột ở đáy hố khoan, chôn vùi một đoạn của lồng thép, do đó lồng thép không rút lên được
.
-Trong khi đang dùng máy khoan đập cáp đễ giã vào tầng đá gốc thì quả búa bằng sắt bị đứt cáp mắc dưới đáy lỗ khoan đang thi công dỡ với độ sâu khá lớn, phải dừng thi công để tìm cách trục cục búa sắt lên, rất là khó khăn nếu đất cát lại chui vào lỗ khoan càng lúc càng nhiều nằm phía trên cục búa.

-Bê tông bị phân tầng, ở giữa 2 lớp bê tông là lớp đất sét mùn khoan lẫn bentonite. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra do việc cung cấp bê tông không liên tục, làm 2 lớp bê tông bi phân tầng không đồng nhất của khối bê tông trong thân cọc.

-Bê tông mũi cọc bị xốp (sũng nước hoặc lẫn nhiều bùn khoan) do bùn khoan lắng đọng ở đáy hố khoan và đất dưới mũi bi xáo động, dẻo nhão do bentonite hấp phụ. Hư hỏng này rất nghiêm trọng đối với cọc chịu sức kháng mũi.

-Thân cọc bị co thắt lại (khối lượng bê tông giảm lại so với khối lượng thiết kế) do sự đẩy ngang của đất.
-Thân cọc có hang hốc, rỗ tổ ong (làm giảm khả năng chịu tải của cọc) do sự lưu thông của nước ngầm làm trôi cục bộ bê tông tươi, hoặc do độ sụt bê tông không đủ độ sụt cần thiết.

-Bê tông thân cọc bị đứt đoạn bởi thấu kính đất nằm ngang hoặc lẫn bùn đất, lẫn vữa bentonite do sự cố sập thành vách trong lúc đổ bê tông hoặc do nhấc ống đổ bê tông lên quá cao.

-Vị trí lỗ khoan bi vướng phải vật cản như các cọc thép, dầm thép hình, cọc bê tông cốt thép hay cấu kiện cứng nằm sâu trong lòng đất gây rất nhiều khó khăn cho việc khoan tạo lỗ khi không thể trụt vớt các vật cản trên được.

-Khi rút ống vách lên làm kéo theo cả khối bê tông và phần cọc dưới ống vách cũng bị lồng thép kéo lên theo.
-Tắc nghẽn bê tông trong ống.
kinh nghiệm của các đơn vị thường xuyên thi công cọc khoan nhồi đã giải quyết hầu hết các sự cố xảy ra trên công trình đang thi công. tuy nhiên phải mất nhiều thời gian công sức và tốn nhiều kinh phí xử lý các sự cố nêu trên.
Cọc khoan nhồi ngoài các ưu điểm còn tồn tai một số nhực điểm qua các sự cố như đã trình bày ở trên. Các sự cố trên đôi khi rất phức tạp khó khắc phục sửa chữa, có thể dẫn đến chi phí rất cao, hoặc không sửa chữa được mà phải thay cọc mới. Do đó cách tốt nhất là nên dự phòng các sự cố có thể xảy ra, hiểu rỏ các nguyên nhân và có biên pháp phòng ngừa.

Do đó đối với đơn vị thi công phải có cán bộ kỹ sư chuyên nghiệp từng trải về việc thi công cọc khoan nhồi, nên tham khảo nhiều tài liệu về công nghệ thi công móng cọc khoan nhồi. Đối với đơn vị làm trách nhiệm Tư vấn giám sát phai cử kỹ sư có kinh nghiệm đã từng thi công hoặc làm TVGS các công trình thi công cọc khoan nhồi, phải kiểm tra công trường cọc khoan nhồi từ khâu chuẩn bị mặt bằng thi công, kiểm tra thiết bị thi công cọc khoan nhồi, kiểm tra quá trình khoan tạo lỗ, công việc hạ ống vách và cách sử dụng tỉ lệ dung dich bentonite thay cho ống vách hoặc kết hợp với ống vách, kiểm tra kích thước lỗ khoan trước khi hạ lồng thép, theo dõi máy bơm bê tông vào lỗ khoan, kiểm tra độ sụt bê tông và khối lượng bê tông đổ vào cọc.
Có thể nhận xét rằng: khi thi công cọc khoan nhồi thường gặp nhiều sự cố là do quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nó mà kinh nghiệm thiết kế và thi công ở nước ta chưa nhiều và chưa quan tâm đúng mức đến các ảnh hưởng của các yếu tố đó, cho nên thường gặp các sự cố xảy ra, đó là: điều kiện địa chất thủy văn công trình phức tạp, trong khảo sát chỉ xét về tính chất cơ lý mà chưa xét đến tính chất hóa đất, hóa nước, hiện tượng cát chảy và đất sụp, dung dich bentonite chưa xét mối tương quan giữa nó và và môi trường đất nền. Đơn vị thi công chưa kinh nghiệm, công tác Tư vấn giám sát chưa được chặt chẻ và nghiêm ngặt, cán bộ Quản lý dự án chưa chưa thật quan tâm đúng mức, phó thác cho đơn vị thi công và giám sát công trình.

Trần xuân Thắng
Ban QLDA GTNT

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Khái niệm về cọc bê tông cốt thép là gì?

Cọc bê tông cốt thép là gì? Phạm vi ứng dụng của chúng như thế nào? Khai Đạt mời các bạn tìm hiểu qua bài viết sau.

Khái niệm

Cọc bê tông cốt thép là một loại vật liệu xây dựng kết hợp của hai loại vật liệu là bê tông và thép. Sự kết hợp này đem lại nhiều ưu điểm nổi bật cho cọc bê tông cốt thép. Vì thép và bê tông có hệ số giãn nở nhiệt gần giống nhau, do đó tránh được sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. Bê tông bảo vệ cốt thép khỏi sự xâm thực của môi trường, thép định vị bê tông nhằm tránh nứt vỡ. Bê tông có đặc tính chịu kéo và uốn kém, khi có cốt thép nhược điểm này sẽ được khắc phục do thép là vật liệu chịu kéo khá tốt. Cho nên cọc bêtông cốt thép bền vững chống được sự xâm thực của các hóa chất hoà tan trong nước dưới nền.
 cọc bê tông cốt thép

Cọc bê tông cốt thép là loại cọc chống hoặc treo, thường dùng cho nhà dân dụng nhiều tầng hoặc nhà công nghiệp có tải trọng lớn. Kích thước cọc tuỳ theo yêu cầu tính toán, tiết diện có thể hình vuông hoặc tam giác, dài từ 6-20m và hơn nữa. Có thể nối cọc bêtông cốt thép để phù hợp với phương tiện vận chuyển và máy đóng cọc. Phương án vận chuyển và cẩu lắp cọc được tiến hành khi và chỉ khi cọc đã đạt đủ cường độ, tránh gây sứt mẻ, va chạm giữa cọc và các vật khác.

Hiện nay, cọc bê tông cốt thép đúc sẵn là loại cọc được sử dụng rộng rãi nhất trong các móng sâu chịu lực ngang lớn. Cọc được làm bằng bê tông cốt thép thường M>200,chiều dài có thể từ 5m đến 25m có khi đạt đến 45m, chiều dài của cọc đúc phụ thuộc vào điều kiện thi công (thiết bị chế tạo, lắp đặt, vận chuyển…) và liên quan đến tiết diện chịu lực.

Phạm vi ứng dụng

Cọc bê tông cốt thép có độ bền cao, có khả năng chịu tải trọng lớn từ công trình truyền xuống, do đó nó được ứng dụng rộng rãi trong các loại móng của các công trình dân dụng và công nghiệp.

 cọc bê tông cốt thép

Một số tiết diện đặc trưng

Tiết diện cọc: Cọc bê tông cốt thép có nhiều loại tiết diện khác nhau như: Tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, chữ T…

    Loại cọc tiết diện vuông được dùng nhiều hơn cả vì có cấu tạo đơn giản và có thể tạo ngay tại công trường. Kích thứơc ngang của loại cọc này thường là 200×200; 250×250; 300×300; 350×350; 400×400
    Cọc tiết diện 200×200 đến 300×300 mm có chiều dài bé hơn 10m
    Cọc tiết diện 300×300 400×400 mm co chiều dài >10m

Đối với cọc tiết diện thường hạn chế như sau:

Kích thước tiết diện(mm) 200 250 300 350

Chiều dài tối đa(m) 5 12 15 18

Đặc điểm, yêu cầu

    Được chế tạo bằng bê tông cốt thép đúc sẵn (có thể tại xưởng hoặc ngay tại công trường) và dùng thiết bị đóng hoặc ép xuống đất. Mác bê tông chế tạo cọc từ 250 trở lên.
    Loại cọc phổ biến thường có tiết diện vuông, có kích thước từ 200×200 đến 400×400. Chiều dài và tiết diện cọc phụ thuộc vào thiết kế. Nếu chiều dài cọc quá lớn, có thể chia cọc thành những đoạn cọc ngắn để thuận tiện cho việc chế tạo và phù hợp với thiết bị chuyên chở và thiết bị hạ cọc.
    Cọc phải chế tạo đúng theo thiết kế, đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ (tối thiểu là 3cm) để chống bong tách khi đóng cọc và chống rỉ cho cốt thép sau này.
    Bãi đúc cọc phải phẳng, không gồ ghề.
    Khuôn đúc cọc phải thẳng, phẳng cần được bôi trơn chống dính, tránh mất nước xi măng khi đổ bê tông.
    Đổ bê tông phải liên tục từ mũi đến đỉnh cọc, đầm bê tông bằng đầm dùi cỡ nhỏ. Trong quá trình thi công đúc cọc cần đánh dấu cọc và ghi rõ lý lịch để tránh nhầm lẫn khi thi công.

Đặt thép thân cọc

a)Mật độ thép: Cọc đóng bằng búa không nhỏ hơn 0,8%, cọc ép không nhỏ hơn 0,5%, cọc ép mà thân cọc nhỏ và dài không nên nhỏ hơn 0,8%.

Trong các trường hợp sau đây, mật độ thép phải nâng cao tới 1%-2%:

    Mũi cọc phải xuyên qua lớp đất rắn có độ dày nhất định;
    Tỷ số dài đường kính L/D của cọc lớn hơn 60;
    Cọc bố trí dày trên một khoảng lớn.

cọc bê tông cốt thép
Khi L/D lớn hơn hoặc bằng 80, khả năng chịu lực của cọc đơn rất lớn mà số lượng cọc dưới đài rất ít hoặc là cọc chỉ có 1 hàng, thì mật độ thép phải được tăng thêm

b)Đường kính và số thanh

Đường kính cốt dọc không nên nhỏ hơn 14mm, khi bề rộng hoặc đường kính cọc lớn hơn 350mm thì số thanh không dưới 8.

c)Các trường hợp sau đây nên đặt thép tăng thêm

    Khi dùng 1-2 cây cọc và hàng cọc đơn, nếu có tải trọng lệch tâm thì phải tăng thêm đặt thép ở phần đầu thân cọc.
    Khi thân cọc chỉ đặt thép theo ứng suất cẩu cọc thì phải tăng thêm đặt thép ở vùng móc cẩu.

Bê tông thân cọc

Cường độ bê tông thân cọc không thấp hơn C30. Độ dày lớp bảo vệ cốt thép dọc không nhỏ hơn 30mm.

Mối nối của cọc

Số lượng đầu nối của cọc không nên quá hai. Khi trong tầng nông có tồn tại tầng đất khó
xuyên qua dày trên 3m thì đầu nối phải bố trí ở phía bên dưới của tầng đất ấy.

Mối nối bằng keo có thể sử dụng trong trường hợp dự tính là cọc dễ xuyên vào đất.
Khi tải trọng thiết kế lớn cọc nhỏ và dài, phải xuyên qua tầng đất cứng có độ dày nhất định; trong vùng có động đất hoặc nơi tập trung nhiều cọc thì phải dùng phương pháp nối hàn.

Theo CMC tổng hợp

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Thi công ép cọc với 2 phương án ép đỉnh và ép ôm

Với mục tiêu mang nền móng tốt nhất đến với các công trình, ở các bài trước chúng ta tìm hiểu về khái niệm cọc bê tông cốt thép và quy trình sản xuất cọc, trong phần tiếp theo KĐ  sẽ tiếp tục tìm hiểu về các phương pháp thi công ép cọc, qua đó thấy được những ưu và nhược điểm của các phương pháp để có cái nhìn tổng quát về toàn bộ quá trình này.

Ép cọc thường dùng 2 phương pháp: ép đỉnh và ép ôm, cụ thể như sau:

1. Ép đỉnh

Là phương pháp dùng lực ép tác dụng từ đỉnh cọc để ấn cọc xuống nền địa chất. Ưu điểm của phương pháp này đó là toàn bộ lực ép do kích thủy lực tạo ra được truyền trực tiếp lên đầu cọc chuyển thành hiệu quả ép. Khi ép qua các lớp đất có ma sát nội tương đối cao như á cát, sét dẻo cứng… lực ép có thể thắng lực cản do ma sát để hạ cọc xuống sâu dễ dàng. Tuy nhiên, cần phải có hai hệ khung giá: hệ khung giá cố định và hệ khung giá di động, với chiều cao tổng cộng của hai hệ khung giá này phải lớn hơn chiều dài một đoạn cọc: nếu 1 đoạn cọc dài 6m thì khung giá phải từ 7 – 8m mới có thể ép được cọc. Vì vậy khi thiết kế cọc ép, chiều dài một đoạn cọc phải khống chế bởi chiều cao giá ép trong khoảng 6 – 8m.

2.Ép ôm

Là phương pháp dùng lực ép tác dụng từ hai bên hông cọc do chấu ma sát tạo nên để ép cọc xuống. Ưu điểm của phương pháp này nằm ở chỗ do ép từ 2 bên hông của cọc, máy ép không cần phải có hệ khung giá di động, chiều dài đoạn cọc ép có thể dài hơn. Nhưng vì ép cọc từ hai bên hông cọc thông qua 2 chấu ma sát nên khi ép qua các lớp ma sát có nội ma sát tương đối cao như á sét, sét dẻo cứng… lực ép hông thường không thể thắng được lực cản do ma sát tăng để hạ cọc xuống sâu. Nói chung, phương pháp này không được sử dụng rộng rãi bằng phương pháp ép đỉnh.

3.   Các bộ phận của máy ép cọc (ép đỉnh)

Về đối trọng, trạm bơm thủy lực gồm có: Động cơ điện, bơm thủy lực ngăn kéo, ống tuy-ô thủy lực và giác thủy lực.

Dàn máy ép cọc gồm có: khung dẫn với giá xi lanh, khung dẫn là một lồng thép được hàn thành khung bởi các thanh thép góc và tấm thép dày. Bộ dàn hở 2 đầu để cọc có thể đi từ trên xuống dưới. Khung dẫn gắn với động cơ của xi-lanh, khung dẫn có thể lên xuống theo trục hành trình của xi-lanh.

    Dàn máy có thể di chuyển nhờ chỗ lỗ bắt các bulông

Bệ máy ép cọc gồm 2 thanh thép hình chữ I loại lớn liên kết với dàn máy ứng với khoảng cách hai hàng cọc để có thể đứng tại 1 vị trí ép được nhiều cọc mà không cần phải di chuyển bệ máy. Có thể ép một lúc nhiều cọc bằng cách nối bulông đẩy dàn máy sang vị trí ép cọc khác bố trí trong cùng một hàng cọc.

Máy ép cọc cần có lực ép P gồm 2 kích thuỷ lực mỗi kích có Pmax = P/2 (T)
Thi công ép cọc

4.   Nguyên lý làm việc

Dàn máy được lắp ráp với bệ máy bằng 2 chốt như vậy có thể di chuyển ép một số cọc khi bệ máy cố định tại một chỗ, giảm số lần cẩu đối trọng.

Ống thả cọc được 2 xilanh nâng lên hạ xuống, năng lượng thủy lực truyền đi từ trạm bơm qua xilanh qua ống thả cọc và qua gối đầu cọc truyền sang cọc, với đối trọng năng lượng sẽ biến thành lực dọc trục ép cọc xuống đất.

5.   Tiến hành ép cọc

    Chuẩn bị mặt bằng thi công và cọc

Việc bố trí mặt bằng thi công ép cọc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công nhanh hay chậm của công trình. Việc bố trí mặt bằng thi công phải hợp lý để các công việc không bị chồng chéo, cản trở lẫn nhau, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian thực hiện công trình. Cọc phải được bố trí trên mặt bằng sao cho thuận lợi cho việc thi công mà vẫn không cản trở máy móc thi công. Vị trí các cọc phải được đánh dấu sẵn trên mặt bằng bằng các cột mốc chắc chắn, dễ nhìn.

    Công tác chuẩn bị ép cọc

Cọc ép sau nên thời điểm bắt đầu ép cọc tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa thiết kế chủ công trình và người thi công ép cọc. Vận chuyển và lắp ráp thiết bị ép cọc vào vị trí ép đảm bảo an toàn. Chỉnh máy để các đường trục của khung máy, đường trục kích và đường trục của cọc đứng thẳng và nằm trong một mặt phẳng, mặt phẳng này phải vuông góc với mặt phẳng chuẩn nằm ngang (mặt phẳng chuẩn đài móng). Độ nghiêng của nó không quá 5%. Kiểm tra 2 móc cẩu của dàn máy thật cẩn thận kiểm tra 2 chốt ngang liên kết dầm máy và lắp dàn lên bệ máy bằng 2 máy. Khi cẩu đối trọng, dàn phải được kê thật phẳng, không nghiêng lệch, kiểm tra các chốt vít thật an toàn.

Khi tiến hành, lần lượt cẩu các đối trọng lên dầm khung sao cho mặt phẳng chứa trọng tâm 2 đối trọng trùng với trọng tâm ống thả cọc. Trong trường hợp đối trọng đặt ngoài dầm thì phải kê chắc chắn. Dùng cẩu tự hành cẩu trạm bơm đến gần dàn máy, nối các giắc thuỷ lực vào giắc trạm bơm, bắt đầu cho máy hoạt động. Chạy thử máy ép để kiểm tra độ ổn định của thiết bị (chạy không tải và có tải). Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc vào vị trí cọc trước khi ép

    Kiểm tra các chi tiết nối cọc và máy hàn
Trước khi ép cọc đại trà, phải tiến hành ép để làm thí nghiệm nén tĩnh cọc tại những điểm có điều kiện địa chất tiêu biểu nhằm lựa chọn đúng đắn loại cọc, thiết bị thi công và điều chỉnh đồ án thiết kế, số lượng cần kiểm tra với thí nghiệm nén tĩnh là 1% tổng số cọc ép nhưng không ít hơn 3 cọc.

    Chuẩn bị tài liệu
Phải kiểm tra để loại bỏ các cọc không đạt yêu cầu kỹ thuật. Phải có đầy đủ các bản báo cáo khảo sát địa chất công trình, biểu đồ xuyên tĩnh, bản đồ các công trình ngầm. Có bản vẽ mặt bằng bố trí lưới cọc trong khi thi công, có phiếu kiểm nghiệm cấp phối, tính chất cơ lý của thép và bê tông cọc, biên bản kiểm tra cọc và hồ sơ thiết bị sử dụng ép cọc.

    Lắp đoạn cọc đầu tiên

Đoạn cọc đầu tiên phải được lắp chính xác, phải cân chỉnh để trục của C1 trùng với đường trục của kích và đi qua điểm định vị cọc độ sai lệch không quá 1cm. Đầu trên của cọc được gắn vào thanh định hướng của khung máy. Nếu đoạn cọc C1 bị nghiêng sẽ dẫn đến hậu quả của toàn bộ cọc bị nghiêng.

Khi đáy kích (hoặc đỉnh pittong) tiếp xúc với đỉnh cọc thì điều chỉnh van tăng dần áp lực, những giây đầu tiên áp lực  dầu tăng dần đều, đoạn cọc C1 cắm sâu dần vào đất với vận tốc xuyên ≤ 1m/s. Trong quá trình ép dùng 2 máy kinh vĩ đặt vuông góc với nhau để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc lúc xuyên xuống. Nếu xác định cọc nghiêng thì dừng lại để điều chỉnh ngay. Khi đầu cọc C1 cách mặt đất 0,3 – 0,5m thì tiến hành lắp đoạn cọc C2, kiểm tra về mặt 2 đầu cọc C2 sửa chữa sao cho thật phẳng. Kiểm tra các chi tiết nối cọc và máy hàn. Lắp đoạn cọc C2 vào vị trí ép, căn chỉnh để đường trục cọc C2 trùng với trục kích và trục đoạn cọc C1, độ nghiêng ≤ 1%. Tác động lên cọc C2 một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 – 4kg/cm2 rồi mới tiến hành nối 2 đoạn cọc theo thiết kế. Làm tương tự với các đoạn cọc sau.

    Kết thúc công việc ép cọc

Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện: Chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng  Lmin  <=   Lc   <=   Lmax .

Trong đó: Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực. Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế.

 Lực ép trước khi dừng trong khoảng  (Pep) min   <=  (Pep)KT   <=  (Pep)max

Trong đó: (Pep) min  là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định, (Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định, (Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính (hoặc cạnh) cọc. Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để sử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận sử lý.

Tại CMC, với hệ thống dàn ép thủy lực tải trọng lên đến 400 tấn cùng đội ngũ kỹ thuật viên kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp một quy trình ép cọc bê tông cốt thép chuyên nghiệp từ khâu khảo sát đến thi công và nghiệm thu. Đảm bảo công trình của quý khách có một nền móng vững chắc.

Theo CMC tổng hợp

Quy trình thi công ép cọc bê tông - Ưu điểm và nhược điểm các loại ép cọc


Quy trình thi công ép cọc bê tông
- Cọc ép là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc.

- Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc.

- Lực ép nhỏ nhất (Pép)min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 → 200% tải trọng thiết kế;

- Lực ép lớn nhất (Pép)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 → 300% tải trọng thiết kế.

Ghi chú: Để biết được khả năng ép của kích thủy lực thì trước tiên phải đề nghị đơn vị ép cọc cung cấp giấy kiểm định đồng hồ và giàn ép thủy lực, trong kết quả kiển định sẽ có bảng tra chỉ số trên đồng hồ (kg/cm2) và tương đương với chỉ số này là lực ép đầu cọc (Tấn). Hai số liệu này quan hệ với nhau bằng “phương trình quan hệ” có trong kết qủa kiểm định. Phải lưu ý nữa là số hiệu đồng hồ và giàn ép có đúng như giấy kiểm định không.
Ưu nhược điểm của phương pháp thi công ép cọc

Hiện nay có nhiều phương pháp để th công cọc như búa đóng, kích ép, khoan nhồi… Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào địa chất công trình và vị trí công trình. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều dài cọc, máy móc thiết bị phục vụ thi công. Một trong các phương pháp thi công cọc đó là ép cọc bằng kích ép.

thi công ép cọc bê tông

Ưu điểm:

- Êm, không gây ra tiếng ồn

- Không gây ra chấn động cho các công trình khác

- Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng.

Nhược điểm:

- Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu cọc phải xuyên qua quá dầy

Chuẩn bị mặt bằng thi công

- Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật.

- Vận chuyển cọc bêtông đến công trình. Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày (cọc được mua từ các nhà máy sản xuất cọc)

- Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vanạ chuyển cọc phải banừg phẳng, không gồ ghề lồi lõm

- Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh

- Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

- Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc

- Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh

Đối với cọc bêtông cần lưu ý: Độ vênh cho phép của vành thép nối không lớn hơn 1% so với mặt phẳng vuông góc trục cọc. Bề mặt bê tông đầu cọc phải phẳng. Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và vuông góc với 2 tiết diện đầu cọc. Mặt phẳng bê tông đầu cọc và mặt phẳng chứa các mép vành thép nối phải trùng nhau. Chỉ chấp nhận trường hợp mặt phẳng bê tông song song và nhô cao hơn mặt phẳng mép vành thép nối không quá 1 mm.

Vị trí ép cọc

- Vị trí ép cọc được xác định đúng theo bản vẽ thiết kế: phải đầy đủ khoảng cách, sự phân bố các cọc trong đài móng với điểm giao nhau giữa các trục.

- Để cho việc định vị thuận lợi và chính xác, ta cần phải lấy 2 điểm móco nằm ngoài để kiểm tra các trục có thể bị mất trong quá trình thi công. Thực tế, vị trí các cọc được đánh dấu bằng các thanh thép dài từ 20 đến 30cm

- Từ các giao điểm các đường tim cọc, ta xác định tâm của móng, từ đó ta xác định tâm các cọc

Lựa chọn phương án thi công ép cọc

Việc thi công ép cọc ở ngoài công trường có nhiều phương án ép, sau đây là hai phương án ép phổ biến:

+ Phương án 1

Nội dung: Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc, sau đó mang máy móc, thiết bị ép đến và tiến hành ép cọc đến độ sâu cần thiết. Ưu điểm

- Đào hố móng thuận lợi, không bị cản trở bởi các đầu cọc

- Không phải ép âm

Nhược điểm

- Ở Những nơi có mực nước ngầm cao, việc đào hố móng trước rồi mới thi công ép cọc khó thực hiện được

- Khi thi công ép cọc mà gặp trời mưa thì nhất thiết phải có biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng

- Việc di chuyển máy móc, thiết bị thi công gặp nhiều khó khăn

- Với mặt bằng thi công chật hẹp, xung quanh đang tồn tại những công trình thì việc thi công theo phương án này gặp nhiều khó khăn, đôi khi không thực hiện được

+ Phương án 2

Nội dung: Tiến hành san phẳng mặt bằng để tiện di chuyển thiết bị ép và vận chuyển sau đó tiến hành ép cọc theo yêu cầu. Như vậy, để đạt được cao trình đỉnh cọc cần phải ép âm. Cần phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép hoặc bằng bê tông cốt thép để cọc ép được tới chiều sâu thiết kế. Sau khi ép cọc xong ta sẽ tiến hành đào đất để thi công phần đài, hệ giằng đài cọc Ưu điểm:

- Việc di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi kể cả khi gặp trời mưa

- Không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm

- Tốc độ thi công nhanh

Nhược điểm:

- Phải thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm

- Công tác đào đất hố móng khó khăn, phải đào thủ công nhiều, thời gian thi công lâu vì rất khó thi công cơ giới hóa

Kết luận Căn cứ vào ưu nhược điểm của 2 phương án trên, căn cứ vào mặt bằng công trình, phương án đào đất hố móng, ta sẽ chọn ra phương án thi công ép cọc. Tuy nhiên, phương án 2, kết hợp đào hố móng dạng ao sẽ kết hợp được nhiều ưu điểm để tiến thành thi công có hiệu quả.

Các yêu cầu kỹ thuật đối với đoạn ép cọc

- Cốt thép dọc của đoạn cọc phải hàn vào vành thép nối theo cả 2 bên của thép dọc và trên suốt chiều cao vành

- Vành thép nối phải phẳng, không được vênh

- Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau.

- Kích thước các bản mã đúng với thiết kế và phải ≥ 4mm

- Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén

- Kiểm tra kích thước đường hàn so với thiết kế, đường hàn nối cọc phải có trên cả 4 mặt của cọc. Trên mỗi mặt cọc, chiều dài đường hàn không nhỏ hơn 10cm.

Yêu cầu đối với việc hàn nối cọc:

- Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén.

- Bề mặt bê tông ở 2 đầu đọc cọc phải tiếp xúc khít với nhau, trường hợp tiếp xúc không khít phải có biện pháp làm khít.

- Kích thước đường hàn phải đảm bảo so với thiết kế.

- Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên cả 4 mặt của cọc theo thiết kế.

- Bề mặt các chỗ tiếp xúc phải phẳng, sai lệch không quá 1% và không có ba via.

+ Yêu cầu kỹ thuật với thiết bị ép cọc

Thiết bị ép cọc phải có các chứng chỉ , có lý lịch máy do nơi sản xuất cấp và cơ quan thẩm quyền kiểm tra xác nhận đặc tính kỹ thuật của thiết bị.

Đối với thiết bị ép cọc bằng hệ kích thuỷ lực cần ghi các đặc tính kỹ thuật cơ bản sau:

+ Lưu lượng bơm dầu

+ áp lực bơm dầu lớn nhất

+ Diện tích đáy pittông

+ Hành trình hữu hiệu của pittông

+ Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực đầu và van chịu áp do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Thiết bị ép cọc được lựa chọn để sử dụng vào công trình phải thoả mãn các yêu cầu sau:

+ Lực ép lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất (Pep)max tác động lên cọc do thiết kế quy định

+ Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục cọc khi ép đỉnh hoặc tác dụng đều trên các mặt bên cọc khi ép ôm.

+ Quá trình ép không gây ra lực ngang tác động vào cọc

+ Chuyển động của pittông kích hoặc tời cá phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc.

+ Đồng hồ đo áp lực phải phù hợp với khoảng lực đo.

+ Thiết bị ép cọc phải có van giữ được áp lực khi tắt máy.

+ Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành theo đúng các quy định về an toàn lao động khi thi công.

Giá trị áp lực đo lớn nhất của đồng hồ không vượt quá hai lần áp lực đo khi ép cọc. Chỉ nên huy động khoảng 0,7 – 0,8 khả năng tối đa của thiết bị .

- Lực ép danh định lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất

- Pép max yêu cầu theo quy định thiết kế

- Lức nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép đỉnh, không gây lực ngang khi ép

- Chuyển động của pittông kích phải đều, và khống chế được tốc độ ép

- Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với khoảng lực đo

- Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện để vận hành theo đúng quy định về an toàn lao động khi thi công

- Giá trị đo áp lực lớn nhất của đồng hồ không vượt quá 2 lần áp lực đo khi ép cọc

- Chỉ huy động từ (0,7 ÷ 0,8 ) khả năng tối đa của thiết bị ép cọc

- Trong quá trình ép cọc phải làm chủ được tốc độ ép để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật

Tính toán chọn cẩu phục vụ

Căn cứ vào trọng lượng bản thân của cọc, của đối trọng và độ cao nâng cẩu cần thiết để chọn cẩu thi công ép cọc

- Sức nâng Qmax/Qmin

- Tầm với Rmax/Rmin

- Chiều cao nâng: Hmax/Hmin

- Độ dài cần chính L

- Độ dài cần phụ

- Thời gian

- Vận tốc quay cần

Thi công ép cọc nhồi bê tông dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp

Khai Đạt là đơn vị uy tín trong thị trường xây dựng đặc biệt là chuyên về ép cọc bê tông và sản xuất cọc bê tông. Hiện nay chúng tôi đang cung cấp các dịch vụ ép cọc bê tông cho quý khách hàng, chủ đầu tư, doanh nghiệp như:
+ Ép cọc bê tông công trình dân dụng
+ Ép cọc bê tông công trình xây dựng công nghiệp
+ Máy thi công ép cọc: máy ép thủy lực có tải trọng từ 60-150 tấn. Tải bằng sắt và bằng bê tông
+ Cọc bê tông 250x250: 4 thép phi 16, đai phi 6, bảng mã dày 5 ly, móc bê tông M=250,Cọc đúc sẵn và đúc theo thiết kế.
Ép cọc bê tông với các loại mác cọc như: (200x200; 250x250; 300x300; 350x350) bằng máy ép thủy lực, công nghệ mới, hiệu quả cao, chất lượng tốt. Tải trọng 40 Tấn, 60 tấn, 90 tấn, 120 tấn, 150 tấn
- Nhận thi công ép cọc bê tông cốt thép với các máy móc chuyên dùng (Từ ép thí nghiệm cho đến ép đại trà và hoàn thiện công trình).
- Nhận Đúc & ép cọc bê tông cho nhu cầu dân dụng (Nhà dân) & các công trình xây dựng công nghiệp.


 thi công ép cọc bê tông

 thi công ép cọc bê tông

 thi công ép cọc bê tông


Với tiêu chí: “Uy tín – Chất lượng đảm bảo – gia thành hợp lý”, cùng đội ngũ công nhân lành nghề, chuyên nghiệp, tay nghề cao, được đào tạo bài bản chính quy & dày dạn kinh nghiệm, thao tác máy móc nhanh nhẹn, đã thi công rất nhiều các công trình xây dựng lớn nhỏ. Khai Đạt đã có trên mười năm năm kinh nghiệm thi công các công trình lớn nhỏ trên toàn quốc.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Một số vấn đề trong khoan cọc nhồi đường kính lớn

Ở bài viết này Chúng tôi gửi tới quý khách một số tóm tắt về các vấn đề trong khoan cọc nhồi đường kính lớn.
Tóm tắt: Thị trường gia công nền móng bằng khoan cọc nhồi còn non trẻ nhưng đang từng bước khẳng định mình. Để lĩnh vực này phát triển một cách bền vững và có quy mô, các chuyên gia trong ngành cần sớm có những định hướng chiến lược giúp các công trình khoan đạt được hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật.
Thi công móng cọc nhồi bằng công nghệ khoan đường kính lớn được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1994 tại Trung tâm Quốc tế sách Nhân Dân Tràng Tiền Hà Nội. Đường kính lỗ khoan 600mm – 800mm. Hiện nay, đường kính khoan lớn nhất: 2500mm (móng cầu Bắc Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ)

khoan cọc nhồi đường kính lớn


Điển hình là các thiết bị khoan BG 1500 của Trung Quốc hoặc các máy ầUFcủa Nga. Năng suất các máy này không cao nhưng hiệu quả tốt vì đầu tư không lớn, lại thích ứng với các địa hình, các tầng địa chất khác nhau, kể cả đá rất cứng. Đường kính khoan của các thiết bị trên dao động trong khoảng từ 1200mm – 1500mm; chiều sâu tới 40m.
Điển hình là các thiết bị khoan BG 1500 của Trung Quốc hoặc các máy ầUFcủa Nga. Năng suất các máy này không cao nhưng hiệu quả tốt vì đầu tư không lớn, lại thích ứng với các địa hình, các tầng địa chất khác nhau, kể cả đá rất cứng. Đường kính khoan của các thiết bị trên dao động trong khoảng từ 1200mm – 1500mm; chiều sâu tới 40m.
Mấy năm gần đây, Công ty TNHH khoan Đa Dụng đã áp dụng Công nghệ  phối hợp giữa khoan xoay thổi rửa với khoan cần đập. Công nghệ này đạt được năng suất cao và chất lượng lỗ khoan tốt đối với các loại đất đá có độ cứng không đồng nhất. Đặc biệt khoan trong các địa tầng phức tạp, hang động các tơ, cuội sỏi.
5. Công nghệ khoan đập cáp
Công nghệ khoan đập cáp là công nghệ khoan cổ điển, giản đơn, đầu tư không lớn; vì vậy nhiều người dùng. Hiện nay, số lượng thiết bị khoan đập cáp tham gia thi công cọc nhồi khá nhiều. Song phương pháp khoan này có nhiều hạn chế, năng suất thấp, đặc biệt khi khoan sét dẻo; chất lượng lỗ khoan thường không đạt yêu cầu kỹ thuật; dễ bị cong lệch khi khoan trong đất đá không đồng nhất về độ cứng và hang động các tơ.
Trên đây là những nhận xét sơ bộ về công tác khoan cọc nhồi đường kính lớn ở nước ta hiện nay. Trong lĩnh vực này, đối với nước ta còn mới mẻ. Vì vậy cần tập trung nghiên cứu không những về kỹ thuật công nghệ mà cả lĩnh vực kinh tế để giúp các chuyên gia có tầm nhìn bao quát sâu rộng và có các định hướng đúng trong công tác thi công. Cụ thể gồm các vấn đề sau:
1. Thiết bị khoan cọc nhồi
Cần được phân loại theo tính năng kỹ thuật và điều kiện áp dụng các dụng cụ kèm theo, để đảm bảo tính đồng bộ của thiết bị. Tốt hơn hết cần soạn thảo một cuốn sách tra cứu về thiết bị dụng cụ khoan cọc nhồi phục vụ cho ngành.
2. Về kỹ thuật công nghệ
Đây là việc rất quan trọng cần phải có một chương trình đào tạo công nhân lành nghề để khắc phục tình trạng như hiện nay là làm theo kinh nghiệm, thiếu tính kỹ  thuật. Vì vậy dẫn đến việc làm thiếu sáng tạo không phát huy được hiệu quả kinh tế của đầu tư. Hiện nay kỹ thuật công nghệ khoan đường kính lớn được áp dụng nhiều trong lĩnh vực cọc nhồi xây dựng đô thị; khoan cọc nhồi trong xây dựng cầu đường, bến cảng.
Hai phạm vi áp dụng trên đều liên quan đến công nghệ khoan các đối tượng:
- Công nghệ khoan đất yếu, công nghệ khoan đất dẻo như sét.v.v..
- Công nghệ khoan đá cứng.
- Khoan đá rất cứng. Khi khoan trong các đối tượng trên, công nhân chỉ lựa chọn công nghệ khoan theo kinh nghiệm thiếu cơ sở khoa học. Vì vậy dẫn tới năng suất chưa cao chưa đạt được như ý muốn.
- Khoan trong vùng có các tơ, dòng sông, suối có cuội sỏi, đá tảng, đá lăn.
Ngoài ra, trong khoan đường kính lớn còn tồn tại một số vấn đề như ống vách; vật liệu làm mũi cắt cho khoan đường kính lớn. Vấn đề này cũng đang chờ các kết quả nghiên cứu  nhằm mục đích giảm tiêu hao vật tư khoan.
Khoan  cọc nhồi đường kính lớn đối với nước ta còn mới mẻ nhưng do yêu cầu thực tế nên nó không ngừng phát triển. Trong tương lai phương pháp này còn phát triển hơn nữa và rất cần có đội ngũ chuyên gia công nghệ khoan tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống để mở rộng phạm vi áp dụng và nâng cao hiệu quả chất lượng khoan./.
                                                                          KS. Đoàn Quang Để
Viết bởi Duy.Hồ  

Quy Trình Giám Sát Thi Công Cọc Cát

- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003
- Quy chế quản quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Quy Trình Giám Sát Thi Công Cọc Cát


I. CĂN CỨ LẬP QUI TRÌNH :
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003
- Quy chế quản quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
- Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Hồ sơ mời thầu gói thầu: San nền, cọc thí nghiệm, đường giao thông, kênh thoát nước.
- Biện pháp thi công đã được phê duyệt
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình.
- Các văn bản thoả thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước.
II. GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI HIỆN TRƯỜNG
1. Giai đoạn chuẩn bị thi công
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình. Kiểm tra và xác nhận mặt bằng và công tác chuẩn bị thi công như thiết bị, hệ thống mốc định vị, trục sân và tim, cốt.
- Lập hệ thống quản lý giám sát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho phù hợp với yêu cầu của dự án: Hồ sơ pháp lý, Nhật ký giám sát thi công xây dựng công trình; Sổ tay chất lượng; Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ; Quy trình kiểm soát các sai hỏng và khắc phục, phòng ngừa sai hỏng; Quy trình kiểm tra chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị; Phòng thí nghiệm hợp chuẩn; Quy trình nghiệm thu bàn giao, các biểu mẫu, lập các file tài liệu, hồ sơ nhân sự, phân công nhiệm vụ…
- Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng.
- Kiểm tra về nghiệm thu và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, đối chiếu với hồ sơ dự thầu, với hiện trường, những sai khác so với đồ án thiết kế và đề xuất của chủ đầu tư, kiến nghị phương án xử lý.
- Thống nhất với PMC, Nhà thầu chia giai đoạn qui ước nghiệm thu giai đoạn hoàn thành cho từng công việc (có biên bản thống nhất giữa các bên ).
- Lập danh mục các qui chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong thi công.
2. Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp
Giám sát công tác thi công theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao đông và vệ sinh môi trường đã được phê duyệt. Giám sát công tác thi công gia cố nền bằng cọc cát theo đúng biện pháp tổ chức thi công đã được duyệt, quy định của thiết kế, qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường đã được phê duyệt.
2. 1. Giám sát, kiểm tra năng lực của nhà thầu:
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu nêu trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, qui trình tự kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp xây dựng.
- Kiểm tra sự phù hợp về thiết bị thi công và nhân lực của doanh nghiệp xây dựng được chọn: máy rung cọc cát, máy kinh vĩ, các thiết bị thí nghiệm trong phòng và hiện trường để kiểm soát chất lượng… ( Yêu cầu về thiết bị khi vận hành trên công trường: Phải đúng chủng loại và công suất, giấy phép sử dụng, chứng chỉ kiểm định thiết bị, chứng chỉ về an toàn thiết bị, chứng chỉ tay nghề người điều khiển,…).
- Số lượng cán bộ kỹ thuật và năng lực hành nghề cá nhân ( Phải đáp ứng theo Điều 8 *“Điều kiện năng lực nhà thầu khảo sát xây dựng “ – Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/7/2003 về Quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của Bộ trưởng Bộ xây dựng).
2.2. Giám sát, kiểm tra công tác thi công:
- Kiểm tra chất lượng cát : tài liệu chứng thực nguồn gốc và chất lượng.
- Kiểm tra biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường cho công trình và khu vực ( do doanh nghiệp xây dựng lập).
- Kiểm tra vị trí, toạ độ, cao độ các cọc cát.
- Kiểm tra trình tự thi công cọc cát : sai số về vị trí, về độ thẳng đứng, cao độ mũi cọc, cao độ đỉnh cọc, tốc độ rung xuống, tốc độ rút lên, lượng cát và nước đổ vào trong ống tất cả các thông số này được ghi nhận vào nhật ký thi công cọc cát ( mỗi cọc có một hồ sơ nhật ký thi công). Trong quá trình thi công, cần thẩm tra các chỉ tiêu theo chỉ dẫn của thiết kế như sau:
- Vật liệu*Báo cáo về kết quả thí nghiệm gồm phân tích kích cỡ hạt và phụ gia hữu cơ, tiến hành thí nghiệm mỗi đợt là 100m3 cát sử dụng.
- Sai số vị trí (nhỏ hơn 10cm)
- Sai số độ dốc (nhỏ hơn50 tính từ quả dọi)
- Độ sâu
- Khối lượng cát sử dụng (tối thiểu 95%)
- Tốc độ kéo của ống sau khi lấp cát vào nhỏ hơn 0,20 m/s
Để tránh thất thoát vật liệu trong quá trình rút ống, áp lực của khí nén trong ống đảm bảo cát không bị đẩy ra ngoài cùng với ống. Luôn rung trong suốt quá trình rút ống để nén vật liệu. Không cần thực hiện thí nghiệm nén riêng rẽ cho từng cọc đã hoàn thành. Hoàn thành công việc bằng thí nghiệm bàn tải.
Thực hiện thí nghiệm bàn tải cho mỗi lớp đường khác nhau (gồm lớp trên và dưới lớp cát nền). Thực hiện ít nhất 3 thí nghiệm cho mỗi đoạn đường dài 150m, thực hiện thêm 3 thí nghiệm nữa cho khu vực đường giao nhau. Vị trí chính xác để làm thí nghiệm sẽ do các kỹ sư giám sát chọn ngẫu nhiên.
Kiểm soát độ lún: Đề xuất của LICOGI ( kế hoạch đo độ lún) đã được duyệt và thiết kế đề nghị đo độ lún cả ở khu vực cảnh quan. Các điểm đo cách nhau khoảng 100m. Tại khu vực đường giao thông, độ lún tại các vị trí có cọc cát và không có cọc cát sẽ được kiểm tra gần các khu vực giao nhau. Các thiết bị đo đạc phải được giữ gìn cẩn thân trong quá trình thi công.
2.3. Giám sát, kiểm tra công tác tự kiểm soát chất lượng của nhà thầu :
- Giám sát, kiểm tra việc lấy và thí nghiệm mẫu vật liệu cát.
- Giám sát, kiểm tra quy trình thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của mẫu cát theo các Tiêu chuẩn hiện hành.
- Giám sát, kiểm tra các công tác kiểm tra chất lượng nền sau khi gia cố ( nén tĩnh, xuyên tĩnh, xuyên động …) phục vụ cho giai đoạn nghiệm thu theo các Tiêu chuẩn hiện hành.
2.4. Giám sát, kiểm tra hồ sơ kết quả khảo sát và thủ tục nghiệm thu:
- Giám sát, kiểm tra nội dung hồ sơ pháp lý : số lượng, chất lượng, quy cách theo các quy định hiện hành.
- Tổng hợp khối lượng, tiến độ xây dựng các công việc xây dựng, từng bộ phận, giai đoạn xây lắp để thực hiện nghiệm thu theo quy định tại Điều 18 của QĐ18/2003/QĐ-BXD.
- Đề nghị Chủ đầu tư cho tiến hành kiểm định sản phẩm xây dựng khi nghi ngờ về chất lượng.
- Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công từng công việc : Định vị mặt bằng vị trí rung cọc cát, chiều sâu gia cố cọc cát…
- Tập hợp, kiểm tra hồ sơ, tài liệu nghiệm thu trước khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn công việc và nghiệm thu hoàn thành hạng mục. Danh mục hồ sơ, tài liệu nghiệm thu được quy định theo phụ lục 20 của Quyết định 18/2003/QĐ-BXD. Thẩm tra khối lượng công việc đã hoàn thành.
- Lập báo cáo thường kỳ và định kỳ tháng về chất lượng, khối lượng và tiến độ thi công.
- Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công như chiều sâu cọc cát từng khu vực khi các chỉ tiêu yêu cầu của Tư vấn thiết kế chưa đạt.
- Các quyền khác như trong QĐ số 18/2003 và trong hợp đồng của PMC đã ký với TVGS.
- Trước khi nghiệm thu những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình, nếu phát hiện các dấu hiệu không đảm bảo chất lượng thì báo cáo PMC để đề nghị Chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng đánh giá để làm cơ sở nghiệm thu.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp xây dựng nhằm nâng cao chất lượng thi công và đẩy nhanh tiến độ thi công
- Hồ sơ hệ thống đảm bảo chất lượng :
Ngoài các hồ sơ phục vụ quá trình thi công xây lắp đã nói ở trên như các kế hoạch, quy trình biện pháp thi công...nhà thầu cần phải xây dựng hệ thống các văn bản tài liệu kiểm soát chất lượng theo các quy định hiện hành.
- Chế độ báo cáo PMC: THEO KẾ HOẠCH VÀ ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
III. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG.
- Các yêu cầu của Tư vấn thiết kế
- Quy chuẩn xây dựng Việt .
- TCVN 5637-1991 : Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản.
- TCVN 4055 : 1985 – Tổ chức thi công
- TCVN 4252 : 1988 – Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công.
- TCVN 5308 : 1991 – Quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
- TCXD 45: 78. Tiêu chuẩn thiết kế nền và móng
- TCVN 3972: 1995. Công tác trắc địa trong xây dựng cơ bản
- TCVN 4055:1985. Tổ chức thi công
- TCXD 79: 1980. Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng.
- TCVN 4447:1987. Đất xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 4087:1985. Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu chung
- TCVN 4516:1988. Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCXD 80: 1980. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh.
- TCXD 174: 1987. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng xuyên tĩnh tiêu chuẩn ( CPT )
- TCXD 226: 1999. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng xuyên động tiêu chuẩn ( SPT)
- TCXD VN 397: 2003. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Tiêu chuẩn công nhận
- TCVN 2683:1991. Đất xây dựng. Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu.
- TCVN 4195-95 đến TCVN 4202-95. Đất xây dựng. Các Phương pháp thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý các mẫu đất trong phòng thí nghiệm.

  • IV. CÁC BIỂU MẪU ÁP DỤNG
    Nhật ký thi công cọc cát
    Dự án :
    Hạng mục : Đường nội bộ
    Chủ đầu tư :.
    Số hiệu cọc:…………………………….Vị trí:…………………………………………….
    Loại máy rung:………………………....Nước và năm sản xuất:…………………………..
    Vật liệu làm cọc:……………………………………………………………………………
    Đường kính cọc:…………………… ….Ngày thi công:……………………………………
    Số hiệu các bản vẽ thiết kế:…………………………………………………………………
    TT
    Nội dung
    Yêu cầu
    Thực tế
    Ghi chú
    1
    Cốt cao đỉnh cọc (m)



    2
    Cốt cao mũi cọc (m)



    3
    Chiều dài cọc (m)



    4
    Thời gian thi công ( phút):
    - Hạ xuống:
    - Rút lên:



    5
    Lượng cát đổ vào lỗ cọc (m3)



    6
    Lượng nước đổ vào lỗ cọc (lít)



    7
    Sai số vị trí cọc (mm):
    - Theo phương ngang
    - Theo phương dọc



    8
    Sai số độ thẳng đứng ( độ)



    - Báo cáo sự cố ( nếu có) : ……………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    - Kết luận : …………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………
    Đại diện các cơ quan xác nhận
  •